Cách bảo quản máy in đúng cách trước khi nghỉ dài ngày

Việc nắm được các yêu cầu trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản máy in không chỉ làm cho máy luôn hoạt động tốt, kéo dài được tuổi thọ mà còn tiết kiệm được chi phí sử dụng thiết bị văn phòng đắc lực này.

 

 I. Tại sao nên bảo dưỡng máy in thường xuyên?

     1. Các tác hại khi để máy in lâu ngày không sử dụng

     2. Mỗi một dòng máy in sẽ có những hỏng hóc khác nhau.

     3. 6 cách bảo quản máy in tại nhà hiệu quả nhất

                3.1) Đặt máy in ở vị trí phù hợp

                3.2) Giữ hộp mực không bị khô

                 3.3) Vệ sinh máy in thường xuyên

                 3.4) Dùng loại giấy in chất lượng tốt

                 3.5) Sử dụng loại mực in chất lượng

                3.6) Không tắt máy đột ngột

    4. Máy in mới mua nên bảo quản và sử dụng thế nào?

II. Lưu ý khi bảo dưỡng máy in tại nhà

III. Quy trình bảo dưỡng máy in

IV.  Hướng dẫn bảo dưỡng máy in tại nhà

    1. Bảo dưỡng máy in laser

      2. Bảo dưỡng máy in phun

              2.1 Bảo dưỡng bên ngoài máy in phun

              2.2 Bảo dưỡng bên trong máy in phun

              2.3 Quy trình bảo dưỡng đầu phun máy in gồm các bước như sau:

              2.4 Lưu ý khi bảo dưỡng máy in phun

V. Liên hệ

I. Tại sao nên bảo dưỡng máy in thường xuyên?

- Máy in sau một thời gian sử dụng, các bộ phận sẽ giảm hiệu suất làm việc vì bụi bẩn; mực in bám vào; bị hao mòn nhất là khi dùng với tần suất lớn. Việc bảo dưỡng máy in thường xuyên giúp thiết bị được tạo điều kiện hoạt động tốt nhất. Từ đó thiết bị duy trì được độ bền; khả năng in ấn và tuổi thọ.
- Việc vệ sinh máy in tại nhà cũng giúp người dùng phát hiện sớm những vấn đề bất ổn; hỏng hóc nhỏ hay lỗi phát sinh với máy in. Từ đó giúp họ tìm phương án khắc phục sớm để hạn chế mức độ nghiêm trọng của lỗi hỏng. Việc này giúp giảm thiệt hại và giảm chi phí sửa chữa máy in vì lỗi càng nghiêm trọng sẽ càng khó sửa.
- Với những máy in đã từng phát sinh lỗi, việc bảo dưỡng máy in tại nhà càng quan trọng. Vì thường những lỗi đã từng xảy ra hoàn toàn có thể lặp lại nhiều lần. Bảo dưỡng thường xuyên giúp loại bỏ nguyên nhân, hạn chế lỗi hỏng lặp lại; kéo dài thời gian sử dụng của linh kiện và thiết bị.


 

<<<Máy in Epson L1800 báo lỗi nháy 2 đèn nguyên nhân do đâu và cách khắc phục hiệu quả nhất.>>>

1. Các tác hại khi để máy in lâu ngày không sử dụng
- Bình thường khi quyết định sắm một chiếc máy in laser hay một chiếc máy in phun thì chắc chắn nó đều gắn liền và hỗ trợ cho công việc của bạn.
- Tuy nhiên cũng sẽ có những lúc bạn để máy in trong một thời gian dài mà không dùng đến. Nếu không biết cách bảo quản nó trong thời gian đó, sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
- Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những hỏng hóc này trong chính các thành phẩm in ra của máy. Ví dụ như hiện tượng bản in bị mờ, in bị lem trang giấy, in bị kẹt giấy….
- Bởi lẽ việc để máy nghỉ lâu ngày có thể làm các linh kiện trong máy bị hỏng do tác động của môi trường như việc.
Như hộp mực bị khô, máy bị bám bụi vào các bộ phận quan trọng, bộ sấy khô dầu…
- Và cũng như việc lâu ngày bạn không vận động.
- Thì một chiếc máy in lâu ngày không được dùng đến sẽ khiến cho máy nhiều lúc không thể khởi động được.
- Hiện tượng này xảy ra có thể do các mạch điện bị côn trùng cắn đứt.
- Hoặc do các bộ phận máy in bị rỉ sắt sẽ dẫn đến các ảnh hưởng xấu cho chất lượng máy.

 

2. Mỗi một dòng máy in sẽ có những hỏng hóc khác nhau.
- Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy là các máy in với dòng công nghệ khác nhau.

- Ví dụ với một máy in phun, nếu để lâu ngày, các đầu kim phun sẽ bị tắc nghẽn khiến cho bản in nhiều khi không hiện dữ liệu.

- Còn như với một máy in laser giá rẻ hay đắt, thì nó đều sẽ bị vón cục với mực máy.

- Hiểu được các tình trạng khác nhau của mỗi dòng máy sẽ là cơ sở giúp bạn đưa ra những phương án xử lý phù hợp nhất.

- Để có thể tránh được các hiện tượng này xảy ra với dòng máy in của mình. Bạn nên có các kiến thức cơ bản về việc bảo quản máy in và các lỗi hỏng thường gặp.

- Nhưng bạn cần nhớ chính là với những lỗi nhỏ ngoài bề mặt máy in bạn có thể tự sửa chữa. Còn các hỏng hóc phần trong máy thì tốt nhất bạn nên nhờ vào đội ngũ kỹ thuật.

- Với bất kỳ vật dụng nào cũng vậy, không sử dụng trong thời gian dài tất yếu sẽ có sự cố .

- Chính vì thế trước khi quyết định cho chiếc máy in của mình ngừng làm việc một thời gian dài, thì bạn nên có những phương  án cất giữ máy in một cách tốt nhất…

Có như vậy bạn mới hạn chế được các sự cố gặp phải khi khởi động lại chiếc máy in của mình.

>>>Phục hồi đầu phun máy in màu tại Long Thành - Đồng Nai <<<

3. 6 cách bảo quản máy in tại nhà hiệu quả nhất

6 cách bảo quản máy in hiệu quả nhất
6 cách bảo quản máy in hiệu quả nhất 


- Khi sử dụng máy in tại nhà, nhất là đối với nhà mặt đất, nhà ống dễ bị ẩm mốc thì bạn cần phải có cách sử dụng máy in phù hợp để giữ chúng bền lâu theo thời gian. Dựa vào đặc trưng cơ bản của máy in phun, máy in kim và in laser – 3 loại máy in phổ biến tại nhà và các văn phòng –  thì để bảo quản tốt máy in, các bạn nên lưu ý những điểm sau:

  3.1) Đặt máy in ở vị trí phù hợp
- Khi sử dụng máy in, cần đặt máy in tại nơi bằng phẳng, dây cáp máy in và cáp điện phải gọn gàng. Nên đặt máy ở nơi thông thoáng và ngoài tầm với trẻ em. Không nên đặt máy trong môi trường ẩm, nóng, nhiều bụi vì bụi bẩn sẽ làm nghẹt đầu phun.

- Tại phòng làm việc thường có những chiếc tủ tài liệu dạng thấp, phần khoang tủ rộng rãi làm nơi đựng tài liệu, cất vật dụng văn phòng, đồ dùng tin học như kéo, dập ghim, giấy A4, nóc tủ… đây đều là những nơi thích hợp để đặt máy in. Việc bố trí máy in ở vị trí riêng như vậy sẽ tránh vướng víu bàn làm việc, giúp thao tác in ấn thuận tiện, gọn gàng hơn và cũng thông thoáng hơn nên tránh được ẩm ướt, bụi bẩn làm hỏng máy in.

    3.2) Giữ hộp mực không bị khô

- Bạn không được để hộp mực lâu ngoài không khí vì mực sẽ bị khô, gây nên nhiều rắc rối trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, với bình mực máy in laser, không được để ngoài ánh sáng mà phải cho vào túi nhựa đen cột lại. Nếu bạn không dùng máy trong thời gian dài thì nên tháo hộp mực ra, cho vào hộp kín bảo quản.

Cần thường xuyên kiểm tra các lỗ phun mực trên đầu in, không nên để các lỗ phun mực dính mực khô vì nếu có mực bám vào sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mực, cho ra bản in không đạt chất lượng. Tuy nhiên, cũng có một số loại máy có thể sử dụng chương trình tự làm sạch các lỗ phun mực hoặc ở một số máy đã được nhà sản xuất cài sẵn chương trình này.

   3.3) Vệ sinh máy in thường xuyên

Vệ sinh máy in thường xuyên sẽ tăng tuổi thọ của máy in
Vệ sinh máy in thường xuyên sẽ tăng tuổi thọ của máy in

 

- Có thể là mỗi tuần hoặc mỗi tháng, nhưng tối đa là ba tháng một lần, các bạn nên làm sạch bụi mực tích tụ bên trong máy. Đối với người dùng thông thường thì làm vệ sinh máy bằng cách dùng khăn ẩm và mềm lau sạch các bộ phận bên ngoài, khay đựng giấy, bánh cao su cuốn giấy là được. Công việc vệ sinh bên trong chỉ nên dành cho những người thợ chuyên nghiệp để tránh những hư hỏng đáng tiếc do vệ sinh không đúng cách.

   3.4) Dùng loại giấy in chất lượng tốt
Sử dụng các loại giấy in có chất lượng tốt, bề mặt phẳng mịn vì để tránh kẹt giấy, làm hư bộ phận cuốn giấy và có thể làm hỏng đầu phun mực sẽ là biện pháp hữu ích để bảo vệ máy in. Giấy in không bị rách, không có nhiều xơ giấy sẽ là những loại nên lựa chọn vì xơ giấy có thể dính vào đầu phun, làm lem mực hoặc có thể gây nghẹt mực

   3.5) Sử dụng loại mực in chất lượng

Mực in chất lượng giúp cho các ống mực của máy in hoạt động trơn tru hơn
Mực in chất lượng giúp cho các ống mực của máy in hoạt động trơn tru hơn 

 

- Tương tự như giấy in, loại mực in chất lượng sẽ giúp cho ra bản in có màu đẹp mắt, không bị phai màu quá nhanh và giúp cho các ống mực của máy in hoạt động trơn tru hơn so với những loại mực kém chất lượng, dễ bị tắc nghẽn khiến máy bị dừng đột đột hoặc phải vệ sinh, thay mực thường xuyên. Những điều này đều gây nên những bất tiện cho người dùng.

3.6) Không tắt máy đột ngột
Khi sử dụng xong máy in, bạn nên tắt máy bằng nút On/Off trên thân máy, không nên tắt bằng cách rút dây hoặc ngắt nguồn điện mà phải chờ cho máy đủ thời gian thực hiện thao tác che đầu in lại, tránh cho mực bị khô.

Tắt máy in đột ngột còn dễ khiến máy in bị hỏng, chập chờn trong những lần sử dụng kế tiếp.

4. Máy in mới mua nên bảo quản và sử dụng thế nào?
Để đảm bảo cho máy in mới mua hoạt động tốt và ổn định, ít xảy ra lỗi hỏng hóc trong quá trình sử dụng thì bạn nên test máy trong khoảng 1-2 ngày. Hãy kiểm tra những bản in thử về màu sắc in và chất lượng hình ảnh in để đánh giá loại mực và loại giấy phù hợp.

Trong lần nạp mực in đầu tiên, các thao tác cần nhẹ nhàng và cẩn thận. Bạn tháo rã các bộ phận của hộp mực in, làm sạch và lắp vào máy, nạp mực in canon mới và in test trang đầu tiên. Nếu gặp tình trạng kẹt giấy, bạn nên tháo hộp mực ra và tiến hành lấy giấy kẹt trong máy in theo chiều ngang. Việc tháo hộp mực và lấy giấy không đúng cách có thể khiến lần nạp mực đầu tiên khó đạt chất lượng cao.

Với người sử dụng máy in lần đầu, bạn có thể ghi nhớ các tùy chọn chức năng cơ bản sau của máy in để việc sử dụng được dễ dàng hơn:

Copies: Là số lượng bản in tùy chọn.
Printer Properties: Tùy chọn nâng cao cho việc in ấn của máy in. Ở phần này, để nâng cao chất lượng bản in, bạn có thể sử dụng Tab Quality với chế độ Standard hay chế độ Draft,…
Print All Pages bao gồm: Print All Pages hoặc Print Current Page. Sau đó, đánh số trang để in.
Print One Sided: In một mặt và in 2 mặt tích hợp tùy màu in có tính năng in 2 mặt hay không.
Collated: Dùng để đóng luôn một tập văn bản với số lượng lớn hoặc in theo từng trang.
Portrait/ Landscape Orientation: Lựa chọn bản in dọc hay in ngang.
A4/ Letter: Chọn loại kích thước phù hợp cho khổ giấy in A4 hoặc A3,…
Margins: Lựa chọn căn lề cho bản in với kiểu định dạng Normal, căn lề tùy chọn.
Page Per Sheet: Lựa chọn in gộp luôn các trang in của văn bản lại trong một page.
Đầu phun của máy in bị nghẹt xử lý thế nào?
Hiện tượng đầu phun của máy in bị nghẹt có thể là do máy in đã quá cũ hoặc hoạt động với tần suất dày đặc. Khi thấy máy in bị nghẹt, bạn nên dừng máy in lại và xử lý theo những bước sau:

     Bước 1: Nhấn nút Pause để tạm dừng việc in, ấn tiếp nút Purge để di chuyển dàn đầu phun của máy về vị trí vệ sinh.
    Bước 2: Để máy trong trạng thái mở (chú ý không đóng máy) rồi tháo các dây cáp của phao cảm ứng của hệ thống mực cấp phụ lên main.
    Bước 3: Từ hộp mực phụ, bạn tháo đường ống dẫn trên đầu phun ra.
    Bước 4: Vệ sinh đầu phun bằng cách xịt nước vào để rửa sạch mực ở đầu phun. Chú ý nên xịt nước từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút và chỉ nên xịt khoảng 40ml/lần thôi nhé!
- Sau khi vệ sinh, bạn lắp ráp các bộ phận về vị trí cũ và tiếp tục sử dụng máy in như bình thường.

- Với những cách bảo quản và sử dụng máy in, hy vọng các bạn có thể nắm được và giữ máy in tốt trong một thời gian dài.

>>>Sửa máy in phun màu bị nghẹt mực tại Long Thành Đồng Nai<<<

II. Lưu ý khi bảo dưỡng máy in tại nhà
- Khi tự bảo dưỡng máy in, điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là đảm bảo an tòan. Trước khi tiến hành bảo dưỡng, bạn cần chắc chắn:

        + Đã rút phích cắm điện trước khi bảo dưỡng, bảo trì máy in

       + Thời gian để máy nghỉ sau khi rút điện và trước khi bảo dưỡng là 1 tiếng đồng hồ. Việc này vừa đảm bảo độ bền thiết bị; vừa đảm bảo an toàn cho người bảo dưỡng. Vì sau khi máy hoạt động, có những bộ phận rất nóng có thể gây bỏng như khoang fuser rolle. Những bộ phận này cần có thời gian để làm nguội.

       + Sử dụng ganh tay và khẩu trang khi vệ sinh thiết bị. Việc này tránh tình trạng người bảo dưỡng không may hít phải mực. Phần lớn các loại mực in trên thị trường đều có những chất phụ gia không tốt cho sức khỏe; nếu chúng tiếp xúc trực tiếp và lâu dài.

     + Cần nắm rõ quy trình; không tác động ngoại lực mạnh vào các linh kiện khi bảo dưỡng máy in tại nhà.

III. Quy trình bảo dưỡng máy in
- Vệ sinh, bảo dưỡng bên ngoài máy in: Công việc chính là dùng các loại khăn mềm đến lau sạch bên ngoài máy; làm sạch các vết bẩn cứng đầu.

- Vệ sinh bộ phận chính chịu trách nhiệm in ấn: Đây là đầu phun với máy in phun và trống in với máy in laser. Các bộ phận này sẽ quyết định trực tiếp chất lượng bản in. Nếu chúng không được bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách, người dùng sẽ gặp phải những vấn đề như: mực in không đều; máy in không in được; nghẹt đầu phun máy in…

- Bảo dưỡng và thay thế các bộ phận, linh kiện khác khi cần thiết; sửa các lỗi hiển thị: Một chiếc máy in cấu thành từ nhiều bộ phận; linh kiện khác nhau. Mỗi bộ phận lại có một vai trò riêng; như một mắt xích quan trọng giúp máy in vận hành ổn định. Việc bảo dưỡng tất cả các bộ phận và linh kiện cần thiết bao gồm vệ sinh; sửa chữa những bộ phận lỗi hỏng; thay thế những linh kiện, chi tiết mới để máy in hoạt động hiệu quả.

- Quy trình bảo dưỡng máy in tại nhà áp dụng cho hầu hết các loại máy in trên thị trường đều gồm 3 bước chính nói trên. Nhưng với từng loại máy in laser; máy in phun lại có những lưu ý; kỹ thuật khác nhau. 

IV.  Hướng dẫn bảo dưỡng máy in tại nhà
1. Bảo dưỡng máy in laser
    Bước 1: Tháo các khay giấy bên trong máy in.

   Bước 2: Khéo léo tháo hộp mực in để không làm xước trống mực; sau đó đặt trên một tờ giấy hoặc chiếc sạch

   Bước 3: Che hộp gương của máy in rồi thổi bụi hoặc hút bụi. Mục đích của việc làm này là làm sạch khoang trong máy in và khoang hút mực in.

   Bước 4: Khi vệ sinh hộp mực và đổ mực in nếu cần thiết. Lưu ý:

+ Thao tác cẩn thận với các điểm tiếp mát đầu trục từ và đầu trục sạc.

+ Tìm hiểu và xem kỹ hướng dẫn đổ mực máy in với từng dòng máy để thao tác chính xác

+ Xịt sạch gạt từ (gạt bé) trong khi giữ nguyên vị trí của thiết bị; không tháo ra

+ Đổ mực thải và xịt sạch mực thải; không tháo gạt trống (gạt lớn) ra. Không động vào méo gạt lớn sẽ làm xước bộ phận này và khi in bị vệt đen. Bạn có thể vệ sinh mép gạt lớn bằng cách lấy 1 mẩu giấy; lau qua lau lại cho hết các chấm mực dính trên đó là được.

  Bước 5: Bảo dưỡng trục sạc (là phần trục cao su) bằng cách dùng vải mềm hoặc giấy ăn loại mịn để lau qua lau lại. Đây là bộ phận hay bị mực bám vào thành vết thô ráp; khiến trống in nhanh bị mòn và dễ hỏng.

  Bước 6: Bảo dưỡng trống (drum) cũng là việc quan trọng trong quy trình bảo dưỡng máy in tại nhà. Bạn tiến hành việc này bằng cách xịt sạch hoặc chà thật nhẹ nếu có vết mực bám vào. Bạn tuyệt đối không được tác động lực mạnh hoặc dùng các chất liệu thô ráp để chà lên trống in.

Khi nào cần thay trống (drum) máy in?

Khi máy in đã sử dụng trong một thời gian dài, chúng ta nên thay trống in khi nhận thấy các biểu hiện như:

   - Bản in có nhiều chấm đen; vệt đen

   - Bản in mờ nhạt như nét bút chì
   
Bản in bị đen hoặc xám nền
  - Bản in nhòe chữ; mờ chữ

(Trước khi thay thế bạn cần kiểm tra chính xác nguyên nhân đến từ trống in; tránh lãng phí không cần thiết)

>>>Sửa chữa máy in Canon 2900 tận nơi tại Long Thành Đồng Nai có bảo hành <<<

2. Bảo dưỡng máy in phun
Nguyên tắc trước khi bảo dưỡng máy in phun là bạn hãy bỏ hết các vật tĩnh điện mang bên mình. Sau đó tắt nguồn và tháo các dây kết nối máy in. Bạn nên tiến hành bảo dưỡng máy in phun định kỳ 3 – 6 – 12 tháng/lần (tùy thuộc vào mức độ sử dụng thiết bị). Việc bảo dưỡng đặc biệt quan trọng khi: máy in lâu không sử dụng; máy in có hiện tượng mực không đều; cần thay thế một loại mực khác cho máy in; máy in bị nghẹt đầu phun…

 

   >>>Quy trình bảo dưỡng máy in tại nhà đối với máy in phun gồm những bước như sau:

2.1 Bảo dưỡng bên ngoài máy in phun
+ Để vệ sinh bên ngoài máy in phun, bạn dùng khăn mềm ẩm lau sạch bụi bẩn bám trên bề mặt máy. Khi lau bạn cần lưu ý dùng khăn ẩm đã vắt kiệt nước; tránh để nước rơi vào bên trong nếu không các linh kiện bên trong sẽ bị hư hỏng; chập cháy. +Cách bảo trì máy in màu đúng chuẩn là hạn chế tối đa; hoặc chỉ được dùng các chất tẩy rửa phù hợp để lau những vết bẩn cứng đầu bên ngoài vỏ máy.

>>>Lắp đặt hệ thống tiếp mực liên tục cho máy in phun màu giá rẻ tại Long Thành - Đồng Nai<<<

2.2 Bảo dưỡng bên trong máy in phun
Khi tiến hành bảo dưỡng bên trong máy in, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Dùng khăn lau mềm lau sạch bụi bẩn và giấy vụ bên trong máy

Bước 2: Dùng dầu bôi trơn loại tốt, bôi vào những bộ phận có nhiều bụi bẩn bám vào như: trục chuyển động…để giúp máy hoạt động trơn tru; liên tục và hiệu quả.

Bước 3: Bảo dưỡng đầu phun máy in

Tháo các đầu phun của máy in phun

- Đổ dung dịch rửa đầu phun máy in chuyên dụng vào một chiếc tô sạch.
Ngâm đáy đầu phun ngập khoảng 2-3mm. Bạn lưu ý không để phần trên đầu nối dây cáp tiếp xúc với nước rửa nếu không đầu phun sẽ hỏng.
- Ngâm đầu phun 30 phút đến 1 tiếng. Nếu đầu phun của bạn có hiện tượng nghẹt hoặc mực ra không đều, bạn nên ngâm qua ngày. Lúc này cần bọc bằng màng bọc thực phẩm để tránh bụi bẩn hoặc côn trùng thâm nhập
- Sử dụng thiết bị chuyên dụng để rung nhẹ đầu phun
- Lặp lại việc ngâm và rung đầu phun thêm 1 lần nữa. Bạn không nên rung đầu phun quá 5 phút để tránh làm hu hại đầu phun
- Dùng ống xilanh hút 40ml nước rửa, ép vào đầu nối cấp mực trên đầu phun
Sau khi hoàn thành, bạn lắp đầu phun vào như cũ

>>>Máy in bị kẹt giấy liên tục nguyên nhân do đâu<<<

 2.3 Quy trình bảo dưỡng đầu phun máy in gồm các bước như sau:

- Cách bảo dưỡng đầu phun sau mỗi ngày làm việc

- Làm sạch miếng gạc bảo dưỡng bằng nước rửa đầu in
- Đổ nước rửa thấm ướt miếng gạc
- Di chuyển dàn đầu phun về phía xả mực bên tay phải, dán miếng gạc khít vào đầu phun.
- Giữ đầu phun ở trạng thái như vậy để đầu phun không bị khô két
- Lắp máy in lại sau mỗi lần in ấn để tránh bụi bám vào
2.4 Lưu ý khi bảo dưỡng máy in phun
- Bạn không nên dịch chuyển đầu in một cách tùy tiện; nhất là khi đầu in được cài đặt ở chế độ khóa máy. Khi dùng tay tác động bạn sẽ vô tình làm hỏng bộ phận cơ giới của máy in phun màu.

- Không nên dùng các loại giấy ăn hay giấy khô để vệ sinh bên trong. Các loại giấy này đều có nhiều bụi giấ mịn; sẽ làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong máy in.

- Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách bảo dưỡng máy in tại nhà ai cũng nên biết. Tự bảo dưỡng máy in đúng cách giúp bạn tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng thiết bị. Máy in được bảo dưỡng thường xuyên cũng mang lại hiệu quả hoạt động như mong đợi; kéo dài tuổi thọ; tăng giá trị sử dụng thiết bị.

V. Liên hệ

- Để được tư vấn thêm về các loại máy in văn phòng; cách sử dụng và những bí quyết khắc phục lỗi thường gặp ở máy in; quy trình bảo dưỡng máy in offset…quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Tin Học LyVyStar Long Thành - Đồng Nai

Hotline: 0946 973 336 (Mr Minh );  0946 473 336 (Ms Hoàng)

 

Hotline: 094.697.3336 Mr.Minh (Phụ Trách Kỹ Thuật Tại Long Thành-Bà Rịa Vũng Tàu)

Hotline: 094.647.3336 Ms.Hoàng Phụ Trách Kinh Doanh Tại Bà Rịa Vũng Tàu

Page: Máy in cũ giá rẻ tại Long Thành - Đồng Nai

-------------------------------------------------------------------------------

 ( Khiếu nại dịch vụ không tốt xin gọi : 08345.91448 Mr.Nam).

'' Trong quá trình phục vụ,nhân viên làm việc có gì sai xót,mong quý khách hàng thông cảm bỏ qua và xin đóng góp ý kiến để cty chấn chỉnh cũng như đào tạo traning lại.Cảm ơn.

'' Sự đóng góp ý kiến của quý anh chị là sự phát triển của cty chúng tôi. ''

>>>> Truy cập website sửa chữa mua bán máy in tại quận 6 tphcm


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng